Bulong lục giác chìm đầu bằng din7991 inox 304 là một trong nhiều loại bulong có vai trò kết nối các chi tiết trong cùng một sản phẩm với nhau. Khác với các loại bulong khác, bulong lục giác chìm đầu bằng được thiết kế phần đầu chìm xuống nằm ẩn trong mối liên kết, giúp cho tính thẩm mỹ của mối nối đạt đến độ thẩm mỹ nhất vì nó không làm lộ mối nối. Ngoài ra, ưu điểm của loại bulong này là nó không cản trở các chi tiết khác làm việc, tăng thêm tính ứng dụng cao nhất cho sản phẩm. Tuy nhiên để lắp ráp bulong đầu chìm sẽ cần dụng cụ chuyên dụng để thao tác. Sản phẩm bulong lục giác chìm đầu bằng được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 7991 hay ISO 10462.
Đặc điểm của bulong lục giác chìm đầu bằng
Có kết cấu đầu chìm, phần thân được tiện ren suốt hoặc ren lửng, do vậy, trong các mối ghép, chúng vẫn cho liên kết khá ưu việt, đảm bảo sự chắc chắn, bền bỉ cho điểm nối.
– Bulong lục giác chìm đầu bằng khi cần tháo mở khỏi hệ thống kết cấu, người dùng cần phải sử dụng các công cụ chuyên dụng để hỗ trợ.
– Bulong lục giác chìm đầu bằng thường được sản xuất bằng nguyên liệu chính là thép đen hoặc inox.
– Cơ tính của sản phẩm thể hiện qua hai thông số: Giới hạn bền đứt và giới hạn bền chảy. Trị số marking 5.6 của bu lông được hiểu là:
- Giới hạn bền đứt nhỏ nhất (Tensile strength): 500 Mpa
- Giới hạn bền chảy nhỏ nhất (Yield Strength): 300 Mpa
– Việc biết và tra cấp bền bulong cung cấp cho ta lựa chọn bulong phù hợp với từng ứng dụng liên kết khác nhau.
Tham khảo bảng tra cơ tính của bulong theo tiêu chuẩn ISO 898- 1
Thông số kỹ thuật của bulong lục giác chìm đầu bằng DIN7991/ISO10462
Bu lông inox lục giác chìm đầu bằng (đầu côn) được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 7991 đạt cấp bền 8.8, 10.9 theo tiêu chuẩn quốc tế hoặc vật liệu thép không gỉ inox SUS 304. Có kích thước bu lông theo tiêu chuẩn ren hệ mét từ M5 đến M30. Dưới đây là bảng tra kích thước bu lông Inox lục giác chìm đầu bằng (đầu côn) DIN 7991:
Ứng dụng của bu lông lục giác chìm đầu bằng
– Bu lông lục giác chìm đầu bằng được ứng dụng chủ yếu trong việc liên kết, ghép nối các chi tiết trong cùng 1 hệ thống kết cấu với nhau.
– Điển hình, loại bulong này được sử dụng nhiều trong lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, cụ thể là trong công nghiệp sản xuất ô tô, công nghiệp đóng tàu, trong hoạt động sản xuất các vật dụng nội thất gỗ,….